Top 8 nguyên liệu thô phổ biến trong gia công

Top 8 nguyên liệu thô phổ biến dưới đây được xem là nguyên liệu chính cần thiết để tạo thành các bộ phận trong gia công chính xác. Vậy hãy cùng xem trong top 8 này bao gồm những nguyên liệu thô phổ biến nào nhé.

Top 8 nguyên liệu thô phổ biến trong gia công

Nhiều nguyên liệu thô khác nhau có thể được sử dụng trong quy trình gia công chính xác để tạo ra các chi tiết cuối cùng cần thiết với độ chính xác cao. Dưới đây là chi tiết về 8 nguyên liệu thô phổ biến nhất được sử dụng trong quy trình gia công cơ khí chính xác của ngành công nghiệp.

1. Thép không gỉ

Thép không gỉ là một nguyên liệu thô được sử dụng rộng rãi bởi đặc tính như độ bền và khả năng chống ăn mòn cao. Đặc biệt còn có một lợi ích khác chính là có thể hàn chân không một cách chặt chẽ.

Có thể nói nguyên liệu không gỉ là một nguyên liệu rất linh hoạt và tuỳ theo loại hợp kim mà giá cả của nguyên liệu được định giá và đồng thời sẽ xác định được tính sẵn có và khả năng gia công của nguyên liệu.

2. Nhôm

Nhôm là loại nguyên liệu thô thường dùng khác trong gia công chính xác bởi những ưu điểm như khối lượng nhẹ, dễ gia công, không nhiễm từ, chống ăn mòn và đặc biệt là chi phí thấp. Tuy nhiên, một điều lưu ý rằng khi hàn nhôm đòi hỏi việc gia công phải kỹ càng để nguyên liệu đạt kết quả tốt nhất.

Hiện nay, nhôm được xem là một lựa chọn nguyên liệu thay thế với giá thành rẻ hơn cho việc sử dụng các nguyên liệu đắt hơn như thép, thép không gỉ và đồng..

3. Đồng thau

Đồng thau mang nhiều ưu điểm như dễ dàng gia công, sản phẩm hoàn thiện mịn và sạch, không phát ra tia lửa khi gia công, dung sai và ren luôn ở mức đúng.

Việc sử dụng đồng thau đòi hỏi các tính năng phức tạp và không nên được sử dụng với các sản phẩm bán dẫn hoặc các ứng dụng chân không do trong các thành phần đó có chứa kẽm và thiếc.

4. Titan

Titan được xem là một nguyên liệu thô với mức đánh giá cao về sự hữu ích của nó, rất bền với nhiệt và khả năng chống ăn mòn tốt. Bên cạnh đó, titan còn có khả năng chịu trọng lượng lớn rất đáng kể so với các loại kim loại khác.

Titan có khối lượng khá nhẹ, trở và tương thích sinh học nên phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau từ hàng không cho đến dụng cụ y tế.

5. Thép

Thép là kim loại phổ biến được tất cả các nhà sản xuất đánh giá cao có khả năng dễ hàn hơn so với các vật liệu thông thường khác. Được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp, trong quá trình sản xuất ô tô và trong ngành dầu khí.

6. Đồng

Đồng là một nguyên liệu thô khác được đánh giá cao trong quá trình gia công chính xác, với những điểm mạnh về độ bền, tính linh hoạt, khả năng chống ăn mòn tự nhiên và khả năng dẫn điện.

Tuy đồng không có dung sai tốt như nhôm nhưng đồng có khả năng dẫn điện tốt hơn, đặc biệt là khi nó được mạ.

7. Chất dẻo

Chất dẻo được xem là một nguyên liệu thô phi kim loại với đặc điểm không dẫn điện, gia công với giá thành rẻ. Có thể nói chất dẻo dễ dàng thay đổi để phù hợp với nhiều tính chất khác nhau. Gia công chất dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp bao gồm điện tử, khoa học, y tế.

Bên cạnh đó chất dẻo còn được biết đến với khả năng ép phun mịn với chi phí rất thấp.

8. Nhựa kỹ thuật

Nhựa kỹ thuật đã thay thế thạch anh và nhôm trong các ứng dụng bán dẫn do các đặc tính nâng cao khi được chế tạo. Với khả năng tự làm sạch và tự bôi trơn mà nhựa kỹ thuật đã dần phổ biến hơn trong các dụng cụ y tế. Chất dẻo kỹ thuật vẫn đang được thiết kế để cạnh tranh với các chất liệu kim loại khác.

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm mà mỗi nguyên liệu sẽ có cách sử dụng, chế tạo khác nhau. Tuy nhiên top 8 nguyên liệu thô phổ biến trên luôn là những lựa chọn hàng đầu mà doanh nghiệp ưu tiên nhất khi sử dụng.

Nguồn: thuannhat.com

Tin Liên Quan

Cách thức Doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa chiến lược thu mua nguyên liệu thô

Hoạt động thu mua nguyên liệu thô là rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất. Quy trình này là sự kết hợp của một chuỗi các hoạt động như: tìm nguồn hàng, lựa chọn đánh giá nhà cung cấp, kiểm soát chi phí và theo dõi quy trình vận chuyển. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn lực hạn chế, việc tối ưu quy trình mua nguyên liệu thô không đơn giản. Dưới đây là những chiến lược có...

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là gì?

Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược xuất khẩu chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô Sản phẩm thô là những sản phẩm chưa hoặc ít qua chế biến, hàm lượng lao động tri thức và khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm thấp. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô là chiến lược xuất khẩu chủ yếu vào việc sử dụng rộng...

Nguyên liệu thô là gì? Tìm hiểu về nguyên liệu thô trực tiếp và gián tiếp

Bạn đã bao giờ nghe tới cụm từ nguyên liệu thô hay chưa? Nếu đã nghe qua bạn có biết nó nói về điều gì hay không? Nguyên liệu thô chính là các loại nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên liệu thô và cách nhận biết các loại nguyên liệu nhé. Nguyên liệu thô là gì? Nguyên liệu thô có tên tiếng Anh là Raw material. Thuật ngữ này thường sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất hàng hóa....

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Khi Thu Mua Thép Trực Tuyến!

Ngành thép có xu hướng biến động về giá thép do nhiều yếu tố khác nhau như nguồn lực sẵn có, hậu cần, v.v. Việc xuất nhập khẩu thép cũng ảnh hưởng đến giá trị thị trường. Vì vậy, quý doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc xác định giá tốt nhất cho thép vì có nhiều mức giá, nhà cung cấp và các loại thép khác nhau để lựa chọn. Giải pháp tốt nhất để giải quyết tất cả những vấn đề này là lựa chọn mua sắm thép trực tuyến. Thông qua các phương tiện mua sắm...

Xem tất cả